DANH MỤC

Cây cọ dầu – Cây trồng sinh thái cho công trình

  • :
  • :
  • : 9028
  • : Gọi để biết giá
:

Cây cọ dầu cây trồng công trình sinh thái phù hợp

Cây cọ dầu với hình dáng đẹp, không tốn nhiều công chăm sóc, lại là nguyên liệu chiết xuất dầu quan trọng trong đời sống nên rất được yêu thích nhiều nơi trên thế giới.

cay-co-dau-2a
Cây cọ dầu trồng cảnh quan công trinh

Ý nghĩa cây cọ dầu

Ngoài vẻ đẹp về hình dáng  cọ dầu còn có giá trị dinh dưỡng cao và tác dụng to lớn của chúng trong ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm, hóa chất….

Đặc điểm cây cọ dầu

Cây cọ dầu còn có  tên dừa dầu, tên khoa học Elaeis guineensis thuộc họ Cau –  Arecaceae có nguồn gốc xuất xứ từ Nam và Trung Mỹ.Cọ dầu có hai loại cọ Châu Mỹ và Châu Phi.

Cây cọ dầu thuộc loại cây thân cột gỗ dừa, trên thân có nhiều vòng sẹo do bẹ lá rụng xuống tạo thành các mắt quanh thân, cọ dầu rất giống cây cọ có chiều cao khoảng 3-20 m. Cọ dầu có tán lá màu xanh đậm, có nhiều gai, mọc rậm rạp, mỗi năm cây có khoảng  20-30 lá. Bẹ cuống lá mọc lởm chởm ở quanh thân. Lá cọ trông khá giống lá dừa nhưng có gai, lá đơn dài khoảng 1-3m, xẻ thùy lông chim. Hoa cọ dừa mọc thành cụm dày đặc trên ngọn cây được tập hợp bởi mỗi bông nhỏ bé có ba đài và ba cánh hoa riêng lẻ. Quả phải mất nhiều thời gian đến 5-6 tháng mới chín.

Quả cọ dầu hình trứng, dài khoảng 4 -4.5cm, cụm rất lớn có màu đỏ cam khi non và chín chuyển vàng. Quả có chứa nhiều dầu ở lớp vỏ ngoài, thịt quả màu trắng và có duy nhất một hạt. Mỗi buồng quả nặng khoảng 40–50 kg. Vỏ quả giữ nhiều sợi, vỏ quả trong hoá gỗ, đỉnh có 3 lỗ nhỏ. Cây cọ dầu mọc nhanh chỉ sau 2 -3 năm đã ra hoa kết quả, quả chín tháng 7 -12 hàng năm.

cay-co-dau-1a

Cây cọ dừa cây công trình đẹp

Cách trồng chăm sóc cọ dầu

Cây cọ dầu phát triển mạnh mẽ, dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh nên việc trồng cây đang được phổ biến ở các vùng đất phía nam, nơi có nhiều đất và thoáng gió.

Cọ dầu sinh trưởng và phát triển rất nhanh , ưa sáng, nắng, nhiệt độ phù hợp là khoảng 24-28oC, lượng mưa bình thường.

Cọ dừa thích hợp với nhiều loại đất trồng  nhưng phù hợp hơn cả là các loại đất ẩm, pha cát và hơi chua, cây cũng có thể chịu được đất mặn rất tốt. Do thích nghi với đất cát nên cây cọ dừa thường được trồng cho các cảnh quan lớn mà đất ít có dinh dưỡng.

Ngoài việc tưới nước hàng ngày cho cây và bón phân NPK định kỳ, người trồng cọ dầu chỉ cần cắt tỉa những tàu lá đã bị lão hóa quanh gốc.

Nhân giống cọ dầu bằng cách gieo hạt bởi vì cây không sinh ra các chồi phụ.

cay-co-dau-3a

Hàng cây cọ dầu 

Xem thêm: Cây trồng cảnh quan đẹp mắt cây chuối rẻ quạt, muồng hoàng yến

Ứng dụng cây cọ dầu

Cây cọ dầu với khả năng phát triển mạnh mẽ, hầu như không cần chăm bón nhiều, hình dáng đẹp tự nhiên không cần phải cắt tỉa, tạo hình nên được ưa chuộng trồng làm cảnh quan đường phố, công sở, sân vườn, biệt thự, cơ quan, quảng trường… để làm điểm nhấn cho công trình hoặc trồng thành dãy dọc các lối đi  hàng rào đẹp và bóng mát lọc bụi cho môi trường đem lại không khí trong lành, thanh bình, yên ả.

So với nhiều loại cây lâu năm khác thông thường chúng ta tạo dáng thế, uốn cành để cây không mọc hoang; còn cọ dầu thì không cần nhiều công sức bởi tự nó đã tạo nên một thế đứng rất đẹp.

Cây cọ dừa còn được trồng  nhiều thành vườn lớn để thu hái quả bởi giá trị kinh tế cao. Vỏ quả, nhân trong hạt chứa nhiều dầu có thể ép lấy dầu ăn hoặc dùng trong công nghiệp in,thực phẩm, xà phòng

cay-co-dau-4a

Cây cọ dầu được trồng thành vườn lớn

Dầu cọ thu được từ hạt hay cùi thịt với nhiều chất liệu. Dầu cọ rất giàu vitamin K và magiê dạng tiêu hóa được. Dầu cọ chứa khoảng 43 % chất béo no, khoảng 43 % chất béo chưa no đơn nhóm và 13 % chất béo chưa no đa nhóm.Dầu cọ – chiết xuất từ cùi quả cọ – cùng với dầu nành có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt nên được chọn là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu thực vật cho con người trên thế giới.  Thường để chế biến thực phẩm thì người ta dùng dầu cọ từ hạt.

Đặc biệt trong số các loại hạt có dầu thì cọ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với cùng một hecta thì cọ cho sản lượng dầu gấp 12 lần các loại hạt có dầu khác. Trong số 10 loại hạt có dầu chính, cọ dầu chỉ chiếm 5,3% diện tích đất sử dụng để canh tác nhưng đóng góp tới 31,3% tổng sản lượng dầu và chất béo thực vật toàn cầu trong năm 2011.

Mỗi hecta cọ dầu, được thu hoạch quanh năm sẽ cho sản lượng hàng năm vào khoảng 10 tấn quả, từ đó có thể sản xuất được 3 tấn dầu cọ từ vỏ quả và thu được khoảng 750 kg hạt, từ đây lại có thể sản xuất ra 250 kg dầu cọ từ hạt có chất lượng cao và 500 kg bã hạt. Bã được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Một vài giống thậm chí còn có năng suất cao hơn, điều này làm cho người ta nghĩ đến chúng như một loại cây tiềm năng cho việc sản xuất dầu thực vật cần thiết để sản xuất dầu điêzen sinh học.