DANH MỤC

Hết hàng
Cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ khoẻ, đẹp

Cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ khoẻ, đẹp

  • :
  • :
  • : 2271
  • : Gọi để biết giá
:

Cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ luôn là những chủ đề được quan tâm đặc biệt bởi lưỡi hổ là loại cây cảnh nội ngoại thất rất được ưa chuộng. Cây lưỡi hổ trong tự nhiên là loại có thể mọc dại, sinh trưởng phát triển tốt mà không cần tới bàn tay chăm sóc của con người. Tuy nhiên, khi đưa vào trong nhà hay nuôi trồng trong môi trường nhân tạo thì cây lưỡi hổ cần phải có sự đầu tư chăm sóc. Nội dung bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ nhé.

cach-trong-cay-luoi-ho-va-cach-cham-soc-cay-luoi-ho-1a

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loại cây thân thảo lâu năm thuộc chi Sansevieria trong họ Liliaceae. Lưỡi hổ là loại cây thân rễ có lá mọc ra ở gốc, lá nhiều thịt hình mác trông giống lưỡi kiếm, lá cứng mọc thẳng, gốc hơi có rãnh. Lá cây lưỡi hổ màu xanh đậm, có các sọc ngang màu xanh lục nhạt và xanh đậm ở cả hai mặt.

Có rất nhiều giống lưỡi hổ với hình dạng cây và màu lá khác nhau, khả năng thích nghi với môi trường cũng khác nhau. Có nhiều cách phân loại cây lưỡi hổ, phân loại theo màu sắc gồm có lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ vàng,…, phân loại theo chiều cao gồm có cây lưỡi hổ lùn và cây lưỡi hổ cao,… Cây lưỡi hổ thích hợp để trang trí phòng làm việc, phòng khách, ban công… Thời kỳ ra hoa của cây lưỡi hổ là từ tháng 11 đến tháng 12. Tuy nhiên không phải cây nào cũng có thể ra hoa mà thường là những cây có tuổi thọ lâu năm một chút.

Đặc điểm hình thái của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có thể cao tới khoảng 1m, thân rễ bên dưới mọc bò, các lá mọc đối ở gốc, có một số lá mọc đứng, lá cứng tương đối nhẵn, chiều dài lá khoảng 30-70 cm, rộng khoảng 3-5 cm, trên lá có hoa văn màu trắng bạc và xanh, hơi phủ một lớp phấn trắng. Cây lưỡi hổ tuy không nở thường xuyên nhưng cũng có thể nở rộ vào mùa thu, hoa nở thành chùm, màu hoa từ trắng đến xanh nhạt, có chút hương thơm.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có khả năng thích nghi mạnh với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, đây là loài cây ưa ấm và ẩm, chịu hạn, ưa sáng, có thể chịu bóng. Yêu cầu về đất của cây lưỡi hổ không khắt khe, chúng thậm chí sinh trưởng phát triển tốt ngoài tự nhiên mà không cần bàn tay chăm sóc của con người. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cây lưỡi hổ là 20-30°C.

cach-trong-cay-luoi-ho-va-cach-cham-soc-cay-luoi-ho-2a

Cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây khá quen thuộc đối với đại đa số chúng ta, chúng rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên khi trồng cây lưỡi hổ ở trong nhà bạn cần lưu ý một số điều kiện dưới đây để cây lưỡi hổ được khoẻ mạnh, phát triển tốt nhất có thể.

  • Ánh sáng: cây lưỡi hổ trồng trong chậu không có yêu cầu cao về ánh sáng, mặc dù vậy thì nó sẽ phát triển tốt trong điều kiện đủ ánh sáng, trừ việc nắng trực tiếp vào giữa mùa hè, các mùa khác nên đón nắng nhiều hơn. Nếu đặt trong nhà nơi tối quá lâu thì lá cây sẽ bị thâm đen, thiếu sức sống. Tuy nhiên, chậu cây trồng trong nhà không nên đột ngột di chuyển ra ngoài nắng, trước tiên nên thích nghi với nơi tối để tránh bị cháy lá. Nếu điều kiện trong nhà không cho phép, nó cũng có thể được đặt ở nơi gần với ánh nắng mặt trời.
  • Đất trồng: cây lưỡi hổ có khả năng thích nghi mạnh, không yêu cầu khắt khe về thổ nhưỡng, nhìn chung nó ưa đất cát pha tơi xốp và đất mùn, chịu khô hạn, cằn cỗi. Cây trồng trong chậu có thể sử dụng 3 phần đất vườn màu mỡ, 1 phần than củi, sau đó thêm một ít vụn bánh đậu hoặc phân gia cầm làm phân bón lót. Cây sinh trưởng rất mạnh dù có đẻ nhánh đầy chậu cũng không kìm hãm sự sinh trưởng của nó. Thông thường, chậu được thay hai năm một lần vào mùa xuân.
  • Nhiệt độ: cây lưỡi hổ có khả năng thích nghi mạnh với nhiệt độ, dù vậy nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng là 20-30°C, nhiệt độ ngủ đông là 10°C. Nhiệt độ vào mùa đông không được thấp hơn 10°C trong thời gian dài, nếu không phần gốc của cây sẽ bị thối rữa và gây chết cả cây.
  • Độ ẩm: cây lưỡi hổ trong giai đoạn chồi mới mọc cần nhiều nước, nên giữ ẩm cho đất. Sau khi lá mọc, đất nên ẩm và hơi khô, chỉ khi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới nước. Khi nhiệt độ tương đối thấp và độ ẩm cao vào mùa đông xuân cần giữ cho đất trong chậu hơi khô.

cach-trong-cay-luoi-ho-va-cach-cham-soc-cay-luoi-ho-56a

Kết luận: Mặc dù là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng khi trồng trong môi trường trong nhà thì cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây lưỡi hổ cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn một chút. Chúc các bạn thành công.