DANH MỤC

Cây kè bạc cây trồng cảnh quan đẹp

  • :
  • :
  • : 17459
  • : Gọi để biết giá
:

Cây kè bạc cây xanh cảnh quan

Cây kè bạc thuộc loại cây quý mới được du nhập vào nước ta vài năm trở lại đây. Vẻ đẹp sang trọng và phóng khoáng của kè nhật vừa tạo điểm nhấn sinh động cho khu vườn vừa cho bóng mát .

Ý nghĩa cây kè bạc

Cây kè bạc có tán lá rộng và tròn có ý nghĩa sinh tài, giữ của,giúp giảm sát khí, che chở, mang tài lộc đến với chủ nhân.

cay-ke-bac-1a
Cây kè bạc trong một thiết kế sân vườn 

Đặc điểm cây kè bạc

Cây Kè Bạc còn có tên gọi cây cọ bạc  có tên khoa học là: Bismarckia nobilis, thuộc họ Cau – Arecaceae có nguồn gốc xuất xứ từ Madagasca, hiện nay được trồng phổ biến ở miền Tây và miền Nam.

Cây kè bạc có thân cột ngắn,sống lâu năm, chiều cao khoảng 3-5m. Cây kè bạc có thân trụ rễ, chùm lá xòe thùy hình quạt,có cuống dài tới 2m, đường kính khoảng 1m, lá chia thùy sâu tạo thành các phiến rộng.  Tàu và lá kè  bạc màu trắng bạc, tán rộng vừa phải.  Kè bạc có nhiều loại phân theo ánh bạc của lá.. Bẹ lá kè bạc khá dài, có quạt lá lớn tỏa tròn chia thùy ở đỉnh bẹ.  Đôi khi bạn sẽ thấy trên bẹ lá có râu tua dài mảnh buông rũ xuống dạng hình trứng trông rất đẹp mắt, thời gian sinh trưởng của mỗi bẹ lá cũng khá dài.

Hoa kè bạc đơn tính, mọc chung gốc. Hoa đực có màu nâu đỏ, nằm trên bông hình trụ dài. Hoa cái màu xanh, hình cầu.

Quả cọ bạc màu lục, hình cầu. Khi còn bon có màu xanh, khi chín chuyển màu nâu đen, hóa khô.

cay-ke-bac-4a

Cây kẻ bạc có các tán là rất đặc biệt

Xem thêm: Cây hoàng nam, cây cọ dầu cây cảnh quan đặc sắc.

Cách trồng chăm sóc kè bạc

Cây kè bạc thuộc loại cây khỏe mạnh, sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao, ưa nắng sáng, dễ trồng , không cầu kỳ chăm sóc.

Kẹ bạc sống được ở mọi loại đất trồng, chịu hạn tốt, chịu úng kém.

Chú ý khi trồng và chăm sóc kè bạc

Khi đánh cây kè bạc chúng ta nên dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt bộ rễ cây liền mặt để bảo vệ  các mô rễ không bị hư và dập. Cây kè bạc nên trồng ngay sau khi bứng cây để cây không bị kiệt sức và rễ cây nhanh phục hồi.  Sau khi trồng tưới thật đẫm nước và để một vài ngày thấy mặt đất se khô chúng ta mới tưới tiếp

cay-ke-bac-5a

Cây kè bạc trồng công trình, được đặt cạnh các tiểu cảnh sân vườn khác

Nếu trồng cây vào chậu thì chúng ta nên dùng đất trộn một phần chất khoáng, một phần than bùn và một phần đất trong chậu, chậu phải có lỗ thoát lớn để thoát nước tốt cho cây.

Hai tuần đầu sau khi trồng chúng ta tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ độ ẩm thường xuyên cho cây.

Sau đó giảm lượng nước tưới chỉ khi thấy mặt chậu se khô ta mới tưới tiếp, khoảng 2-3 ngày tưới/ lần vào sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất, tránh tưới vào buổi trưa sẽ làm sốc cây.

Sau trồng khoảng 2-3 tháng bón phân điều độ với các loại : phân trùn quế, phân hữu cơ, phân bò, phân NPK.

Các bệnh thường gặp của cây kè bạc là rầy mềm, nhện, sâu cuốn lá, các loại sâu bọ nẹt xanh, nhện… gây hại làm giảm sức sống của cây, chúng ta cần chú ý để phòng trị kịp thời.

cay-ke-bac-2a

Cây kè bạc trồng cảnh quan độ thị

Ứng dụng cây kè bạc

Cây kè bạc có hình dáng đẹp từ thân, cành dáng, thế, lá, quả là cây quý nhập ngoại hiện nay rất được ưa chuộng trồng nhiều nơi, các công trình lớn từ sân vườn biệt thự, tiểu cảnh, công viên, khu đô thị, nhà máy,khách sạn, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp lãng mạn và lạ mắt.

Kè Bạc là cây cọ trang trí tuyệt vời với một sự hiện diện nổi bật ở trung tâm khi trồng đơn lẻ hay trồng thành cụm, cho mỗi tán lá mở rộng cho tác dụng che nắng nóng rất tốt. Cây kè bạc cây bóng mát cho các cảnh quan, tạo cảm giác xanh riêng một góc trời.

Không chỉ có tác dụng làm cảnh cây kè bạc còn thanh lọc không khí, lọc bụi bẩn đem lại không khí trong lành, mát mẻ cho không gian cây xuất hiện.

Kè bạc còn được trồng chậu trang trí những nơi di động, tiện dụng ở quán cà phê, sân vườn, công viên…

Kè bạc sang trọng, uy nghi và có tán lớn nên tránh trồng cây trong cảnh quan nhỏ, vị trí hẹp không toát lên được vẻ đẹp của cây.  Màu lá bạc của cây mang đến không gian ngoại thất một chút lạnh dịu dàng, đáng yêu.


cay-ke-bac-6a

cây kẻ bạc cây đường viền cảnh quan